Với nghệ thuật kể chuyện mà nói, chỉ cần kể 1 câu chuyện thu hút là đủ. Nếu câu chuyện của bạn đủ cuốn hút, một trong hai điều sẽ xảy ra.
Hoặc họ sẽ nghe câu chuyện của bạn, thấy bạn phù hợp và thuê bạn/trả tiền cho bạn.
Hoặc câu chuyện sẽ cho họ thấy bạn không phù hợp.
Như vậy thật tốt, bởi vì nếu bạn cố để trở thành người họ muốn, cho dù bạn làm hay nói gì thì cũng sẽ là không thành công. Bạn có thể có công việc nhưng sẽ thấy khổ sở và chắc chắn không thể kéo dài.
Hãy thoải mãi và tự tin với việc sử dụng những câu chuyện. Bạn có thể giao tiếp rõ ràng theo cách đồng cảm với những khách hàng phù hợp với mình. Việc bán hàng trở nên dễ dàng và vui vẻ hơn nhiều!
Hướng dẫn này đưa ra hướng dẫn cơ bản về những câu chuyện thuyết phục nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất tới mong muốn tương tác, đầu tư của người khác vào bạn và lời chào hàng của bạn.
Từng câu chuyện là một ví dụ tham khảo giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng, lấy được lòng tin và tạo sự ảnh hưởng lên quyết định mua hàng của họ.
Một khi bạn có thể kể 7 câu chuyện bán hàng trong hướng dẫn này, bạn sẽ thu hút được khách hàng tiềm năng và bán được nhiều hơn nữa.
Vậy, tìm kiếm những câu chuyện bán hàng của bạn có nghĩa là gì?
Những chuyên gia kể chuyện trong kinh doanh sẽ thu hút được những khách hàng lớn, chốt nhiều giao dịch hơn và sẽ rất thành công.
Nhưng rất nhiều lần, mình thấy mọi người chật vật để kể những câu chuyện hấp dẫn. Ngày nay, kể chuyện đã trở thành một thuật ngữ thông dụng. Mọi người đều biết họ cần một câu chuyện hay, nhưng chỉ một số ít biết làm thế nào để kể nó, đặc biệt là phải hiệu quả, một câu chuyện thu hút sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng khả năng thành công cho việc kinh doanh của bạn.
Vì vậy, hướng dẫn này là để giúp bạn tìm ra những câu chuyện thu hút nhất giúp tăng doanh số và thành công trong kinh doanh.
‘7 câu chuyện bán hàng’ là con đường đi tốt nhất tạo ra những câu chuyện mọi người cần cho công việc của mình nếu họ muốn thu hút khách hàng, xây dựng uy tín, xây dựng lòng tin và chốt đơn.
Những câu chuyện đó là:
CÂU CHUYỆN VỀ BẠN
CÂU CHUYỆN VỀ MỘT ĐIỀU
CÂU CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI
CÂU CHUYỆN TRẢI NGHIỆM
CÂU CHUYỆN THẤT BẠI
CÂU CHUYỆN TẦM NHÌN
CÂU CHUYỆN ĐỂ MINH CHỨNG
Hãy cùng nghiền ngẫm từng câu chuyện để tìm kiếm, sáng tạo và bắt đầu kể để tăng doanh số kinh doanh nhé.
CÂU CHUYỆN 1: CÂU CHUYỆN CỦA BẠN
Câu chuyện này là gì?
Đó là câu chuyện “đây là tôi” – câu chuyện tạo ấn tượng ngay tức khắc. Đó là câu chuyện “tạo ảnh hưởng” của bạn.
Tại sao chúng ta kể nó?
Chúng ta có cơ hội nói chuyện với mọi người hàng tá lần mỗi ngày. Dù là một cuộc họp nghiêm túc tại một sự kiện kết nối hay chỉ là sự gặp gỡ tình cờ trên tàu, mọi người sẽ thường hỏi rằng bạn dự định làm gì, công việc của bạn là gì? Chúng ta thường không trả lời được ngay, không có kế hoạch hoặc câu trả lời mỗi lần mỗi khác và không tạo cảm hứng. ‘Câu chuyện về bạn’ là cách đầu tiên gây ảnh hưởng mạnh mẽ khi bạn nói chuyện với người khác và họ muốn biết về bạn.
Công thức
Có một công thức đơn giản cho câu chuyện có sức ảnh hưởng. Bạn bắt đầu bằng một câu nói về đam mê của bạn. Sau đó bạn kể câu chuyện về điều gì đã khiến bạn ý thức được tại sao nó quan trọng. Và cuối cùng, kết luận bằng một câu nói rõ ràng rằng bạn làm việc cho ai, họ trải qua những gì và bạn đã thay đổi chuyện đó như thế nào.
Ví dụ
Câu chuyện của Linh
Tôi có đam mê về sức mạnh của việc kể chuyện. Tôi nhớ rằng khi còn là nhà đào tạo trong doanh nghiệp, tôi đã thấy sự thay đổi từ những học trò của mình khi tôi kể một câu chuyện, câu chuyện đã tạo được sự gắn kết và kết nối đáng ngạc nhiên… - đó là lúc tôi phát hiện ra sức mạnh của câu chuyện. Vì vậy, bây giờ, tôi hỗ trợ các doanh nghiệp thu hút khách hàng và xây dựng kinh doanh bằng sức mạnh của việc kể chuyện”.
Câu chuyện của Tùng
Tôi có đam mê về tư vấn cho các bạn thiếu niên. Tôi từng bị bắt nạt rất khủng khiếp, và tôi không biết mình sẽ đi đến đâu nếu không có người anh họ đã quan tâm và giúp tôi tìm lại chính mình. Vì thế, tôi muốn dành cuộc đời và công việc của tôi để xây dựng một mạng lưới hỗ trợ những đứa trẻ đang gặp khó khăn.
Những điều mong đợi
Khi bạn có một ‘câu chuyện về bạn’ đủ mạnh, mọi người sẽ nhớ bạn làm gì và và bạn là ai rất lâu sau khi bạn gặp. Bạn cũng có thể thu hút được sự quan tâm của mọi người đến chủ đề của mình và nếu phù hợp, họ có thể muốn tiếp tục liên lạc hoặc thậm chí làm việc với bạn!
CÂU CHUYỆN 2: CÂU CHUYỆN VỀ MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ
Câu chuyện này là gì?
Đây là câu chuyện trả lời cho câu hỏi – điều gì đã xảy ra với bạn? Trải nghiệm quan trọng nào đã giúp bạn nhận ra rằng đây mới là điều bạn cần làm trong cuộc đời và sự nghiệp? Đó là ‘câu chuyện về nguồn gốc’ công việc của bạn.
Tại sao chúng ta kể nó?
Khi bạn bắt đầu một công việc có ý nghĩa với mình, nó không chỉ là cách để kiếm tiền, mà còn có lý do thuyết phục khác nữa. Thường thì đó là một câu chuyện siêu thú vị phản ánh giá trị của bạn, kinh nghiệm của bạn và bạn thực sự đại diện cho cái gì.
Câu chuyện này xây dựng uy tín của bạn, bạn không chỉ phát triển một kỹ năng xung quanh chủ đề mà còn có đam mê cho nó và một lý do thực sự để tiến lên phía trước. Nó như một câu chuyện cổ tích khi kể về ngày xưa nhưng lại đủ mạnh để thúc đẩy đam mê và động lực của bạn.
Công thức
Công thức cho ‘câu chuyện về cái gì’ bắt đầu bằng việc đưa chúng ta quay ngược lại thời gian cách đây khá lâu. Bắt đầu đưa người nghe/người đọc ngược lại thời gian và địa điểm. Chia sẻ thời điểm cụ thể của sự kiện, điều gì đã xảy ra và tại sao nó lại bất ngờ như thế. Cuối cùng, bạn chia sẻ nó khiến bạn cảm thấy như thế nào và kết quả là bạn phải làm gì. Luôn có một sự cấp bách trong ‘câu chuyện về cái gì’ bởi vì nó là một động lực mạnh mẽ.
Ví dụ
Câu chuyện của Linh
Tôi được mời tới một buổi tối có nội dung về kể chuyện. Tôi bước vào sảnh đông đúc, những người kể chuyện đang ở trên sân khấu. Khi họ bắt đầu chia sẻ những câu chuyện của họ, tôi cảm nhận được sự kết nối sâu thẳm từ bên trong, các giác quan của tôi được kích thích, tôi cảm giác như đang thắt bụng lại và phấn khích tột độ. Tôi nhận ra rằng đây là những gì mình đã và đang làm trong cả cuộc đời, tôi chỉ không biết nó gọi là gì. Là một người đào tạo, tôi đang kể những câu chuyện. Và trong cuộc sống cá nhân, tôi luôn kể chuyện. Thời điểm đó tôi biết tôi phải học nhiều hơn, tôi phải trở thành người kể chuyện chuyên nghiệp. Và sau đó, khi chính tôi kể những câu chuyện trên sân khấu, tôi muốn chia sẻ nó tới những người khác để họ cũng có thể kể những câu chuyện mang đầy sức mạnh.
Câu chuyện của Tùng
Là một luật sư trẻ, tôi nghĩ rằng tôi như tất cả các chàng trai, tốt nghiệp và được làm việc cho công ty lớn nhất thị trấn. Cho tới khi tôi lập gia đình. Cũng không phải các chàng trai thì không lập gia đình, họ cũng như thế. Đó là một buổi sáng thứ Hai, tôi đi làm sớm, tôi cần hoàn thành bản báo cáo lúc 10 giờ sáng. Tôi đứng ở máy copy và nghe lỏm được hai người ở phòng bên cạnh nói chuyện về những người mới, ai có năng lực và ai không. Họ nhắc đến tên tôi và có cả sự cười cợt. “Ồ, chúng ta có thể quên cô ta đi, cô ta sẽ có con sớm thôi và sẽ chẳng có tương lai ở đây”. Kể từ ngày đó, tôi đã cam kết xây dựng những môi trường làm việc bình đẳng và đa dạng, nơi không có ai cảm thấy bị phân biệt đối xử.
Những điều mong đợi
Khi bạn có một ‘câu chuyện về cái gì’ đủ mạnh, bạn sẽ tìm được cho mình những đồng minh trong công việc. Mọi người kết nối với đam mê, định hướng của bạn… và bạn thu hút những người có tiềm năng có cùng chí hướng, những người có động lực giống như bạn nhưng cần và mong muốn sự dẫn đường của bạn. Nó giống như một thỏi nam châm thu hút những khách hàng tốt nhất.
CÂU CHUYỆN 3: CÂU CHUYỆN VỀ AI ĐÓ
Câu chuyện này là gì?
Đó là câu chuyện để tìm ra công việc của bạn dành cho ai. Ai sẽ bị tác động nhiều nhất bởi những gì bạn cung cấp? Điều này ảnh hưởng đến ai? Ai là khách hàng của bạn?
Tại sao chúng ta kể nó?
Có một lý do quan trọng cho việc kể câu chuyện về ai: nó giúp khách hàng lý tưởng của bạn nhận ra bản thân họ trong những gì bạn kể và chủ động lựa chọn chương trình và dịch vụ của bạn. Khi một người nghe một câu chuyện và thấy bản thân họ trong đó – họ hiểu rằng người kể chuyện hiểu họ và tình trạng của họ, có trải nghiệm tương tự và quan tâm về các vấn đề quan trọng đối với họ. Họ dễ dàng xác định rằng đây là người phù hợp để cung cấp dịch vụ dành riêng cho họ.
Để chuẩn bị kể ‘Câu chuyện về ai’, bạn cần hiểu sâu sắc khách hàng lý tưởng của bạn, bước vào đầu họ và nhìn thế giới dưới con mắt của họ. Bạn sẽ thấy thách thức lớn nhất của họ và hiểu họ mong muốn điều gì nhất.
Công thức
Công thức cho ‘Câu chuyện về ai’ bắt đầu bằng việc mô tả khách hàng lý tưởng một cách đơn giản, rõ ràng, cụ thể và đặt họ vào vị trí điển hình đang làm một việc gì đó khá bình thường.
Sau đó bạn phải mô tả sự thất vọng hay nỗi đau của họ khi làm việc gì đó quan trọng trong hoạt động hàng ngày của họ. Kết thúc câu chuyện bằng cách đưa ra các khả năng có thể xảy ra và lời hứa với sự giúp đỡ của bạn thì kết quả sẽ có thể ra sao.
Ví dụ
Câu chuyện của Linh
Tôi thích gặp gỡ mọi người tại Hội thảo Khai vấn. Đây là những người đầy nhiệt huyết, luôn hướng đến sứ mệnh, những người muốn biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Tôi thích những ý tưởng và động lực của họ. Hôm đó, sau bữa trưa, cô ấy ngồi xuống cạnh tôi. Tôi hỏi “cô làm nghề gì?” Cô ấy trả lời, “Tôi là nhà khai vấn, tôi giúp mọi người tìm thấy sự thay đổi”. Tôi gần như thở dài thành tiếng. Tại sao những nhà khai vấn là kể chuyện tệ như thế? Hầu hết các nhà khai vấn ở đó (và hàng nghìn người ngoài kia) đang nói về cùng một thứ. Nó chẳng gợi lên cho tôi điều gì về việc cô ấy là ai và cô ấy làm gì, tại sao tôi nên thuê cô ấy. Từ thời điểm đó, tôi biết rằng tôi cần giúp các nhà khai vấn tìm thấy câu chuyện của họ để họ có thể thu hút khách hàng, làm cho công việc và sứ mệnh mà họ đam mê phát triển mạnh mẽ.
Câu chuyện của Sương
Sương biết đến tôi qua một người bạn chung. Cô ấy đã kết hôn hơn 20 năm, có 3 con và gặp bế tắc trong hôn nhân. Thời điểm diễn ra lễ tốt nghiệp trung học của cậu con trai lớn, cô và chồng lúc đấy đã có vấn đề được vài tháng. Cô không biết làm thế nào để cố tỏ ra mọi thứ đều đang ổn với những đứa con trong khi mọi thứ (mà theo cô là) đang sụp đổ. Mới đầu, chồng cô ấy không muốn tham gia các phiên tư vấn nhưng sau một thời gian anh để ý đến sự thay đổi của cô khi chúng tôi làm việc với nhau. Cuối cùng, anh đã đồng ý thử. Khi đứa con thứ hai tốt nghiệp, hai vợ chồng gần như đã gàn hắn và có một mối quan hệ lành mạnh hơn.
Những điều mong đợi
Khi bạn có ‘Câu chuyện về ai’ đủ mạnh, bạn sẽ thu hút được khách hàng lý tưởng và tỷ lệ chốt đơn tăng lên. Sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bán cho người chủ động lựa chọn, người mà cảm thấy tin chắc rằng họ cần làm việc cùng bạn.
CÂU CHUYỆN 4: CÂU CHUYỆN TRẢI NGHIỆM
Câu chuyện này là gì?
Đây là câu chuyện ‘cái gì’, nơi bạn chia sẻ những trải nghiệm sống có tác động mạnh mẽ đến bạn, mô tả những gì đã xảy ra với bạn khiến hành trình này có sức ảnh hưởng lớn như vậy. Khi chia sẻ điều này, đối tượng của bạn hiểu rằng điều này cũng có thể xảy ra với họ. Họ thấy được họ có thể thay đổi bằng cách làm việc với bạn.
Tại sao chúng ta kể nó?
Câu chuyện trải nghiệm minh hoạ hành trình bạn đã trải qua khi khởi tạo công việc của mình. Nó xây dựng uy tín và hoàn toàn dễ dàng liên tưởng tới. Đây là câu chuyện khiến bạn có suy nghĩ kỳ vọng, ồ nếu cô ấy có thể làm được, sao tôi lại không? Nó trả lời sự băn khoăn mà tất cả chúng ta đều có rằng đây có lẽ là một dịch vụ tuyệt vời cho ai đó, nhưng liệu nó có hiệu quả với tôi không?
Câu chuyện trải nghiệm cần được kể ra cẩn thận để người nghe không có cảm giác mình không nằm trong đó; nội dung câu chuyện nên kể về một tình huống bình thường hay gặp và có điều gì đó bất ngờ xảy ra. Câu chuyện của bạn sẽ cho thấy bạn vượt qua và xử lý các thách thức to lớn như thế nào.
Công thức
Chúng ta bắt đầu bằng việc mô tả tình huống trước sự kiện, bối cảnh. Sau đó có một sự cố bất ngờ kịch tính xảy ra mang tính cá nhân và thách thức. Chúng ta cần kể rõ ràng. Kết quả của câu chuyện cho thấy sự bền bỉ của chúng ta và giúp chúng ta tăng thêm sức mạnh.Ví dụ
Câu chuyện của Lan
Tôi đã nuôi con nhỏ và mày mò công việc kinh doanh của mình một cách chậm rãi nhưng chắc chắn. Thỉnh thoảng một khách hàng ở chỗ này chỗ kia, một buổi diễn thuyết, một trang web – rất chậm và không phát triển nhiều. Tôi có rất nhiều ý tưởng, tôi khá chăm chỉ theo đuổi các dự án sáng tạo, nhưng tôi không nhất quán trong việc tìm kiếm khách hàng.
Đỉnh điểm là khi chúng tôi tới kỳ phải trả một khoản nợ lớn. Tôi không còn nhiều lựa chọn. Đó là lúc tôi nhận ra rằng, tôi cần phải thúc đẩy cái gọi là công việc kinh doanh này (hiện tại nó giống như một sở thích hơn). Tôi bắt đầu liên lạc với các mối quan hệ và đồng nghiệp. Tôi bắt đầu vội vã hơn. Tôi đã tìm thấy một số cơ hội và tạo ra một số cơ hội khác. Và nó đã hiệu quả. Trong hai năm tiếp theo, tôi đã xây dựng được một công việc kinh doanh đáng kể và tôi chưa bao giờ hối tiếc.
Câu chuyện của Dũng
Tôi đang trên con đường sự nghiệp xuất sắc, đáp ứng được kỳ vọng của mọi người và thăng tiến trong công ty. Tôi yêu thích công việc và làm việc trong nhiều giờ liền. Tôi đã đi dự một hội nghị. Hôm đấy rất căng thẳng và tôi khá mệt mỏi. Cuối ngày, tôi đi tắm, nước khiến tôi có cảm giác sảng khoái, cho đến khi tôi phát hiện ra khối u. Chỉ trong vòng vài ngày, tôi đã được lên lịch phẫu thuật. Đó là loại khối u nghiêm trọng nhất, các phương pháp điều trị được áp dụng ngay lập tức. Tôi không thể tin nó xảy ra với tôi. Tôi vừa vặn và khá khỏe mạnh, điều đó thật vô lý. Nhưng tôi đã vượt qua được, đó thực sự là một món quà. Tôi đã thay đổi rất nhiều từ trải nghiệm với căn bệnh ung thư.
Những điều mong đợi
Khi bạn có câu chuyện trải nghiệm đủ mạnh, bạn kết nối tới tận trái tim của khách hàng tiềm năng. Họ hiểu rằng bạn đã trải qua một điều gì đó rất khủng khiếp và đầy thách thức nhưng bạn đã chiến thắng, bạn gặt hái được kiến thức và sự thông thái trong suốt hành trình. Đó là cách hiệu quả để chia sẻ một cách sâu sắc.
CÂU CHUYỆN 5
CÂU CHUYỆN THẤT BẠI
Câu chuyện này là gì?
Đây là câu chuyện về những điều thực sự sai lầm, nỗi đau, sự xấu hổ, sự tổn thương. Là nơi mà tính người của bạn trỗi dậy. Và nó luôn đi cùng với cách bạn vực dậy bản thân, rũ sạch bản thân và bắt đầu lại từ đầu.
Tại sao chúng ta lại kể nó?
Đây là câu chuyện hay nhất để chia sẻ con người thật của bạn… bạn phạm sai lầm, mọi thứ trở nên tồi tệ, sự đã rồi nhưng bạn vẫn có thể giải quyết mọi việc và tiến lên. Nó cho thấy bạn cũng như những người khác, cũng mắc sai lầm, nhưng nó cũng cho thấy sự kiên trì và cam kết của bạn để hoàn thành công việc.
Câu chuyện này kể với khách hàng tiềm năng của bạn rằng bạn sẽ không bỏ cuộc bất chấp khó khăn, rằng phía trước có thể không chỉ có hoa hồng nhưng bạn sẽ luôn giúp đỡ họ.
Câu chuyện thất bại là một cầu nối mạnh mẽ giữa bạn và khách hàng tiềm năng. Nó thể hiện sự khiêm tốn, khả năng phạm sai lầm và khả năng sửa chữa của bạn. Nếu bạn có thể vượt qua tình huống khó khăn này, bạn có thể hướng dẫn người khác vượt qua những điều khó khăn và họ không phải sợ hãi nữa.
Công thức
Câu chuyện thất bại bắt đầu với giả định thành công. Bạn bắt đầu chia sẻ bạn tự tin như thế nào, bạn chắc chắn với khả năng của mình sẽ làm tốt ra sao và không thể có chuyện thất bại. Sau đó, thất bại bất ngờ xảy đến, và bạn chia sẻ sự ngạc nhiên cũng như nỗi đau của mình. Cuối cùng, câu chuyện thất bại kể về việc bạn đã làm gì để đứng dậy tiếp tục và rút ra bài học.
Ví dụ
Câu chuyện của Linh
Tôi đã chuẩn bị cho một buổi ra mắt lớn, lên chương trình, chạy marketing và tôi chắc chắn rằng sẽ có hàng chục người đăng ký. Ngày trọng đại đã đến, email bắt đầu được gửi đi, tôi có gần 100 người tham gia webinar. Nhưng thay vì 30 người đăng ký tham gia chương trình trực tiếp, chỉ có 3 người đăng ký. Tôi thực sự đau khổ. Tôi đã đầu tư thời gian và nguồn lực, và đây là kế hoạch duy nhất cho việc kinh doanh của tôi. Tôi không biết mình sẽ tiếp tục như thế nào, tôi đã nằm trên sàn, nghĩ rằng có lẽ đến lúc phải bỏ cuộc. Vài ngày sau, một đồng nghiệp đã liên hệ để hỏi xem buổi ra mắt thế nào. Tôi định nói dối cô ấy rằng nó ổn và kết quả rất tốt, tôi rất xấu hổ vì thất bại của mình. Thay vào đó, tôi nói với cô ấy sự thật và cô ấy thực sự ủng hộ. “Điều đó xảy ra với tất cả chúng ta,” cô ấy nói, và đề nghị giúp tôi hiểu điều gì đã xảy ra và lên một kế hoạch marketing tốt hơn cho lần tới. Tôi đã tiếp tục và dần gặt hái được những kết quả tốt hơn trong các sự kiện lần 2, lần 3.
Câu chuyện của Mai
Tôi đã làm việc trong lĩnh vực công nhiều năm. Làm các công việc nhà nước và các tổ chức giáo dục khác nhau. Tôi đã xây dựng được uy tín rất tốt, và tôi thực sự biết cách xây dựng các chương trình giáo dục. Vì vậy, khi tôi rời bỏ công việc của mình để khởi nghiệp, tôi biết chính xác chương trình mà mình cần xây dựng là gì. Tôi đã dành 18 tháng tiếp theo để nghiên cứu, thiết kế và xây dựng một chương trình hoàn hảo. Đề tài bao gồm trọn vẹn những gì tôi muốn. Tôi không biết chắc ai sẽ quan tâm khi tôi bắt đầu nghĩ đến việc bán nó. Trong 8 tháng tiếp theo, tôi đã đi gõ cửa từng nhà, liên hệ với tất cả những người có trong danh bạ, và mặc dù mọi người đều rất thân thiện và động viên, những cũng chỉ dừng ở đó. Họ nói rằng họ thích ý tưởng này, nhưng không ai muốn mua chương trình hoàn hảo của tôi. Tôi nhận ra rằng tôi đã tạo ra nó trong hão huyền, không ai có nhu cầu sử dụng nó cả. Tôi cần phải bắt đầu lại từ đầu. Lần này, tôi đã tìm ra những gì mọi người muốn và bán ý tưởng trước khi lên chương trình – và thật khác biệt! Công việc kinh doanh của tôi cuối cùng cũng cất cánh, doanh thu từ chương trình đủ tôi có thể trang trải sinh hoạt phí trong vòng 8 tháng.
Những điều mong đợi
Khi bạn chia sẻ câu chuyện thất bại, bạn sẽ trở nên gần gũi hơn và thu hút hơn đối với các khách hàng tiềm năng. Câu chuyện cho họ thấy rằng bạn đã làm việc chăm chỉ, bạn đã xử lý các tình huống khó khăn và kiên định con đường đi của mình, bạn đã tự vực dậy. Khách hàng tiềm năng sẽ thấy rằng họ có thể tin tưởng bạn để giúp họ vượt qua những thời điểm khó khăn.
CÂU CHUYỆN 6: CÂU CHUYỆN TẦM NHÌN
Câu chuyện này là gì?
Đây là câu chuyện kể về tương lai mà bạn mong muốn cho bản thân và sự nghiệp. Đó là câu chuyện mà người đọc/người nghe cũng có thể vẽ nên cho chính mình.
Tại sao chúng ta kể nó?
Câu chuyện tầm nhìn cho thấy khả năng cũng như tạo ra cam kết cho một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là câu chuyện của hi vọng, và tất cả chúng ta cần nó! Đó là câu chuyện thúc đẩy chúng ta bước tiếp, tiếp tục phấn đấu để phát triển hơn. Đó là lời hứa rằng nếu chúng ta vững tin và chăm chỉ, chúng ta có thể tạo ra những điều kỳ diệu.
Công thức
Câu chuyện tầm nhìn có một công thức đơn giản bắt đầu với ‘điều gì sẽ xảy ra nếu’ hoặc ‘hãy tưởng tượng…’. Về bản chất, nó sẽ mơ hồ hơn nhưng phải có cơ sở và nội dung rõ ràng để tạo ra sức ảnh hưởng. Khi chúng ta nói câu ‘điều gì sẽ xảy ra nếu', chúng ta cần thêm các chi tiết xác thực để làm cho câu chuyện trở nên chân thực hơn. Phần cuối cùng của công thức là lời mời cùng tham gia tạo ra tầm nhìn này.
Ví dụ
Câu chuyện của Hoàng
Tôi vừa kết thúc khóa khai vấn của mình. Tôi mới được chứng nhận là một nhà khai vấn chuyên nghiệp nhưng tôi vẫn chưa có khách hàng. Có vẻ như họ không dạy điều đó ở trường khai vấn. Tìm kiếm khách hàng là công việc thực sự khó khăn. Tôi nghĩ rằng nó cũng xảy ra tương tự với bạn! Sau đó, tôi nhớ ra rằng tôi cũng được đào tạo để trở thành một người kể chuyện chuyên nghiệp, và tôi có thể sử dụng nó cho công việc của mình. Nếu tôi có thể kể một câu chuyện hấp dẫn, mọi người sẽ nhớ đến nó và tìm kiếm tôi. Chà, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể tiếp cận với những khách hàng tiềm năng và họ ngay lập tức muốn làm việc với bạn? Điều gì sẽ xảy ra nếu những khách hàng lý tưởng tìm thấy bạn... vâng, đúng vậy, họ đã nghe nói về bạn và tìm kiếm bạn? Hoàn toàn có thể. Khi bạn bắt đầu kể những câu chuyện hấp dẫn về những gì bạn làm – mọi người sẽ chú ý, và họ sẽ chủ động lựa chọn và tìm đến bạn.
Câu chuyện của Giang
Trong nhiều năm, tôi phải mua những sản phẩm mà tôi biết là có phun thuốc có hại cho môi trường. Tôi thực sự không thích điều đó nhưng tôi không phải là nông dân, tôi không biết mình có thể tạo ra điều gì khác biệt không. Sau đó, tôi tự hỏi, nếu tôi có thể tìm nguồn sản phẩm hữu cơ và bán với giá phải chăng cho cộng đồng địa phương của tôi thì sao? Tôi không phải là một nhà hoạt động nhưng tôi không thể từ bỏ ý tưởng này. Tôi đã tổ chức một phiên chợ nông dân địa phương và nó đã thay đổi hoàn toàn cách tôi mua sắm và ăn uống. Bây giờ tôi đang giúp những người khác làm điều tương tự. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể cách mạng hóa cộng đồng địa phương của mình đồng thời cải thiện sức khỏe của bạn và của gia đình bạn?
Những điều mong đợi
Khi bạn có một câu chuyện tầm nhìn đủ mạnh, bạn sẽ trở thành nguồn cảm hứng to lớn cho những người khác. Bạn không chỉ gây ấn tượng với họ bằng tầm nhìn, sự thông minh và những gì bạn đã đạt được, mà bạn còn truyền cảm hứng cho họ hành động. Lý tưởng nhất là họ được truyền cảm hứng để thuê bạn hoặc mua dịch vụ của bạn.
CÂU CHUYỆN 7: CÂU CHUYỆN ĐỂ MINH CHỨNG
Câu chuyện này là gì?
Đây là những câu chuyện do bạn kể dưới dạng trải nghiệm của khách hàng hoặc những câu chuyện do khách hàng kể dưới dạng lời chứng thực. Đó là bằng chứng cho thấy dịch vụ hoặc chương trình của bạn hiệu quả và nó sẽ mang lại kết quả. Đó là tiếng nói của những người chịu sự ảnh hưởng mà công việc của bạn mang lại.
Tại sao chúng ta kể nó?
Hầu hết những người đang cân nhắc đầu tư vào một dịch vụ hoặc chương trình nào đó thường có vài câu hỏi đơn giản. Nó có hiệu quả không? Và nó có hiệu quả với tôi không? Câu chuyện chứng minh của bạn sẽ đưa ra bằng chứng xác thực rằng những gì bạn làm có tác dụng với một người cụ thể... người mà bạn hy vọng sẽ gây được tiếng vang, họ hiểu rằng điều đó cũng có thể hiệu quả với họ. Câu chuyện chứng minh phải rõ ràng, chi tiết và hoàn toàn tập trung vào kết quả. Nó nên nói lên những mong muốn lớn nhất của đối tượng mục tiêu của bạn và chỉ ra một cách chi tiết cuộc sống của họ có thể thay đổi như thế nào.
Công thức
Câu chuyện chứng minh bắt đầu bằng việc kể về tình huống trước khi công việc bắt đầu, giúp khách hàng tiềm năng của bạn nhận ra chính họ và những băn khoăn của họ trong câu chuyện của khách hàng. Họ sẽ cảm thấy như bạn đang kể về tình huống của họ vậy. Sau đó, bạn đưa ra chi tiết về cách mà bạn và khách hàng đã làm cùng nhau và đạt được kết quả gì. Phần cuối nên là sự xác thực, cho thấy ảnh hưởng thực tế của công việc đối với khách hàng của bạn. Lý tưởng nhất là bạn có thể nói về việc tăng doanh thu, tiết kiệm, thời gian hoặc sức khỏe, họ thường mong đợi điều này.
Ví dụ
Câu chuyện của Bình
Bình bắt đầu công việc khai vấn và tư vấn kinh doanh, tuy nhiên cô ấy vẫn đang băn khoăn không biết độ tin cậy cũng như kinh nghiệm của mình có phù hợp với đối tượng mục tiêu không. Chúng tôi đã làm việc cùng nhau và tôi đã giúp cô ấy thấy rằng kinh nghiệm chuyên môn có liên quan trực tiếp đến công việc hiện tại của cô . Với sự rõ ràng đó, chúng tôi đã nghiên cứu những câu chuyện mà cô có thể kể trong các cuộc họp, các tài liệu và các mối quan hệ. Trong vòng 3 tháng, cô có những khách hàng đầu tiên. Trong 6 tháng, cô bắt đầu có khách hàng chờ để sử dụng dịch vụ.
Câu chuyện của Đức
Khi Đức đến làm việc với tôi, anh ấy có khách hàng nhưng đã kiệt sức và gần như không còn năng lượng. Anh ấy vẫn chỉ tư vấn một-một và cũng đã nghĩ đến việc tạo ra gói khai vấn nhóm nhưng không có thời gian, năng lượng hoặc hướng đi rõ ràng để tiếp tục. Anh ấy bắt đầu tự hỏi liệu toàn bộ công việc kinh doanh này có phải là hướng đi đúng không. Rất nhanh chóng, chúng tôi đã tái cấu trúc các dịch vụ một-một và tìm nhiều cách khác để anh ấy có thể mang lại giá trị cho khách hàng của mình. Trong vòng sáu tháng, anh ấy đã làm việc ít hơn 5 giờ mỗi tuần và tăng doanh thu lên 20% - và tất cả mới chỉ là điểm bắt đầu.
Những điều mong đợi
Câu chuyện chứng mình là động lực tuyệt vời cho việc ra quyết định. Một khách hàng tiềm năng có thể mất nhiều thời gian để cân nhắc về việc hợp tác với bạn. Nhưng khi họ nghe một câu chuyện chứng minh, thường họ sẽ quyết định tiếp tục ngay lập tức. Bạn cần có một số câu chuyện chứng minh trên trang web, trang bán hàng của mình và chuẩn bị đầy đủ để có thể kể nó khi cần thiết. Đó là một nguồn tài nguyên mạnh mẽ và thuyết phục cho công việc của bạn.
Tiếp theo là gì
Bây giờ bạn đã tìm ra 7 câu chuyện bán hàng, và đã đến lúc hành động. Có nhiều người nói rằng họ không có câu chuyện nào hoặc họ không biết kể như thế nào. Vâng, vậy thì chúng đây. Đây là hướng dẫn kèm theo công thức cho bạn.
Bước tiếp theo của bạn là sắp xếp thời gian ngồi xuống và tìm hiểu từng câu chuyện cho đến khi bạn tìm thấy những trải nghiệm của chính mình mà bạn có thể sử dụng. Sau khi những trải nghiệm này trở thành những câu chuyện cuốn hút, bạn có thể bắt đầu chia sẻ chúng... gây ấn tượng mạnh với khách hàng tiềm năng... và thu hút thêm nhiều người tham gia các chương trình và dịch vụ của bạn.
Bạn sẽ thấy khi bước chân vào đại dương kể chuyện kinh doanh, bạn sẽ ngày càng cảm thấy thoải mái hơn. Đối với bạn, không có gì quan trọng hơn là thực hành các câu chuyện của mình và tiếp tục kể chúng, để bạn có thể phát triển công việc và tăng sức ảnh hưởng của mình.
Khách hàng của mình từng nói với họ đột nhiên nhận thấy rất nhiều câu chuyện trong cuộc sống của họ, khi họ ý thức được chúng. Bạn sẽ thấy điều này cũng đúng với bạn.
Vì vậy, hãy tiếp tục, kể những câu chuyện của bạn nhé!
Mong Chị Linh ra nhiều bài viết về hướng dẫn kể chuyện hơn nữa!