Viết tinh gọn - Từ 01 dòng trạng thái tới khóa học bán chạy
Với những người mới viết lách, dù là tập viết để kiếm sống hay viết để phục vụ cho business của mình, phần khó nhất vẫn là bắt đầu.
Bạn nên hiểu và tin tưởng vào quá trình tập viết đều đặn ban đầu, bởi nó sẽ giúp bạn hình thành dần dần động lực: bạn viết > tạo ra những kết nối về tri thức > bạn phát hiện ra những gì phù hợp/không phù hợp hoặc hiệu quả/không hiệu quả > tìm thấy cơ hội và những điểm cải thiện hiệu suất > viết dễ dàng hơn…
Và cứ như thế, bạn hoàn toàn có thể viết tốt hơn theo cách này (trừ phi bạn theo đuổi viết sáng tác).
Điều cốt lõi khi viết không nằm ở việc mỗi ngày bạn phải xuất sắc hơn hôm qua (tin mình đi, có hôm bài viết của bạn khiến người đọc mê mẩn, có hôm lại chẳng ai ngó ngàng). Quan trọng là bạn bắt đầu, bạn thử nghiệm các ý tưởng một cách nhẹ nhàng, vừa phải. Từ những mảnh nhỏ, bạn có thể mở rộng và phát triển chúng thành những thứ lớn lao hơn, thậm chí tự thách thức mình khi có cơ hội.
Viết tinh gọn là gì?
Đơn giản thôi, bạn chọn một ý tưởng, một phần nội dung nhỏ mà bạn cho là đang có sức hút hoặc bạn biết người đọc quan tâm tới chủ đề này để bắt đầu, sau đó mới mở rộng thành nội dung dài hơn hoặc sâu hơn, thậm chí có thể tính phí.
Ví dụ: Bạn đang chuẩn bị cho sự nghiệp coach và muốn trở thành một coach trong lĩnh vực về hôn nhân - gia đình.
Bạn chọn facebook là kênh chia sẻ và tương tác chính với khách hàng. Chủ đề bạn nghĩ rằng độc giả mình sẽ quan tâm là “Giao tiếp trong hôn nhân”. Đây là cách bạn có thể bắt đầu với viết tinh gọn:
Bạn bắt đầu với một dòng trạng thái ngắn khoảng 50 chữ trên facebook về một lỗi sai thường gặp trong giao tiếp giữa chồng - vợ
Tới một bài chia sẻ khoảng 200 chữ sâu hơn về lỗi sai này
Sau đó, liệt kê 5 lỗi thường gặp và phân tích từng lỗi trong khoảng 200-300 chữ, là bạn đã có một bài blog tương đối chất lượng rồi.
Từ 5 lỗi đó, viết chi tiết hơn về từng lỗi (khoảng 1000 chữ), đóng gói thành một khóa học email miễn phí cho người theo dõi.
Từ email miễn phí bạn tạo ra được một khoá học nhỏ (mini course) giúp khách hàng nhận diện những lỗi sai trong giao tiếp và cách cải thiện mối quan hệ của bạn, có trả phí
Sau mini course, bạn dẫn họ tới một khoá học trực tuyến có thể trả lời được nhiều câu hỏi hơn, sâu sắc hơn, phân tích lý thuyết nền tảng và các bài tập thực hành thiết thực hơn.
Cuối cùng, bạn cung cấp dịch vụ coaching 1:1 để đồng hành cùng họ nếu họ thiếu sự cam kết hoặc vẫn cảm thấy loay hoay khi tự học trực tuyến.
Hoặc một ví dụ khác, để bạn hiểu hơn về cách thử nghiệm với những nội dung ngắn gọn.
Chẳng hạn mình viết “Trước khi ra quyết định, mình thường tự hỏi 3 câu: Người mình đang cố trở thành sẽ quyết định thế nào? Quyết định này ảnh hưởng ngắn, trung, dài hạn ra sao? Và nếu bạn thân của mình trong hoàn cảnh này, mình sẽ khuyên họ điều gì?”
Với một dòng trạng thái ngắn gọn này, mình có thể quan sát và đánh giá xem mọi người phản ứng với nó ra sao. Từ nội dung này, hoàn toàn có thể bắt đầu những bài viết dài hơn, những khoá học thậm chí cả một cuốn sách dài 50,000 chữ. Cái hay của những nội dung tinh gọn là nó cho phép bạn kiểm tra xem ý tưởng của bạn có khiến mọi người quan tâm, muốn đọc hay không trước khi đi sâu hơn vào nó.
Trong buổi workshop gần đây, mình đã chia sẻ với khoảng 200 bạn tham gia về một bộ kỹ năng nền tảng mà ai cũng cần có khi muốn phát triển sự nghiệp và cuộc sống của mình. Mặc dù phần chia sẻ rất ngắn gọn (chỉ trong khoảng 5 phút), nhưng sau hơn 3 tiếng rưỡi đồng hồ diễn ra workshop, từ khoá về bộ kỹ năng này lại được các bạn nhắc đi nhắc lại và chia sẻ là ấn tượng, cảm ơn tha thiết nhất, nhiều nhất. Nó làm mình ngay lập tức nghĩ tới chuyện có thể sản xuất một khoá học nhỏ và hoàn thành một cuốn sách dựa trên những ý tưởng chia sẻ ngắn gọn ban đầu.
Sau nội dung tinh gọn, bạn nên làm gì tiếp theo?
Như mình đã đề xuất ở trên, nếu đã thử nghiệm và thấy tiềm năng, hãy mở rộng nó ra, nâng cấp nó lên. Khi đã biết đó là điều họ quan tâm, bạn chỉ cần chia sẻ và cung cấp cho họ nhiều hơn nữa.
Từ một dòng trạng thái ngắn trên facebook có thể biến thành một bài blog dài 1500 chữ.
Từ một chuỗi dòng trạng thái ngắn trên facebook có thể biến thành kịch bản short video.
Từ một bài blog có thể biến thành một hướng dẫn chuyên sâu miễn phí.
Từ hướng dẫn chuyên sâu miễn phí có thể trở thành ebook.
Từ ebook có thể trở thành khoá học.
Từ nhiều khoá học có thể trở thành một trường đào tạo/học viện.
Có rất nhiều lựa chọn, nhưng quan trọng là bạn phải đi từng bước một, nhỏ thôi nhưng hiệu quả và chất lượng. Đừng vội, viết lách là chuyện đường dài!
Khi mà bạn viết nhiều hơn, bạn sẽ lại càng viết được nhiều hơn (thật sự là như vậy). Từ những ý tưởng ban đầu nhỏ bé, bạn sẽ "nở rộ" cả một thư viện nội dung sau vài năm nữa. Và điều thú vị là, bạn không cần phải sáng tạo từ con số 0 mỗi lần, mà là tận dụng những gì đã có, lặp đi lặp lại dưới những cách khác nhau.
Lời khuyên cuối của mình: mọi thứ không chỉ dừng ở đó. Khi thấy điều gì đó là hiệu quả, hãy cố gắng viết lại cùng chủ đề đó, lặp đi lặp lại. Đó là điểm neo tốt cho bạn. Nếu có điều gì đó bạn thấy bắt đầu “hoạt động”, nó chính là lúc đèn xanh đã bật. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho ý tưởng đó, chuyển hoá nó và tiếp tục chứng minh nó hiệu quả, nó mang lại kết quả tốt với bạn.
Hãy bắt đầu thử nghiệm từ hôm nay, hoặc nếu bạn muốn tìm một người đồng hành trên hành trình viết để phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp hoặc hỗ trợ công việc kinh doanh hãy tham workshop Social Content Mastery.
Bạn thấy chia sẻ này hữu ích chứ?
1 Tweet into
1 Atomic essay into
1 Thread into
1 Blog post into
1 Ebook into
1 Mini course
That's it